Theo Savills, nguyên nhân giảm giá ở phân khúc này là do thị trường cùng lúc phải tiếp nhận nguồn cung lớn từ nhiều cao ốc phức hợp mới có khối đế bán lẻ chào giá thấp hơn mặt bằng chung. Giá thuê của những khu này thấp vì vị trí của các cao ốc này nằm ở rìa trung tâm, không thu hút khách thuê. Điều này đã kéo giá thuê khối đế các cao ốc phức hợp rớt mạnh 15%.
Trong 12 tháng qua, riêng trung tâm bách hóa cũng có giá thuê bị trừ 3%. Do doanh thu của các khách thuê không đạt như kỳ vọng đã khiến cho giá thuê của các trung tâm này có chiều hướng giảm một phần. Đây là khoản phí thỏa thuận theo tỷ lệ phần trăm doanh thu khá phổ biến tại các trung tâm bách hóa.
Trong quý IV/2014, dù giá thuê một vài phân khúc trên thị trường mặt bằng bán lẻ có chiều hướng đi xuống, nhưng ở khu vực trung tâm, giá thuê mặt bằng bán lẻ vẫn tăng nhẹ 2%. Tuy nhiên, trên toàn phân khúc, công suất cho thuê trung bình tòan thị trường lại tăng, đạt 92%, tính theo năm đã tăng lên 11%, đây cũng là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Tại Tp.HCM, giá thuê mặt bằng ở các khối đế bán lẻ đã giảm 15%. Ảnh: Vũ Lê
Tính theo quý, khối đế bán lẻ rớt giá nhưng công suất cho thuê vẫn tăng 3 điểm, đạt khoảng 84%. Ngược lại, công suất cho thuê của trung tâm bách hóa đạt 97% và trung tâm mua sắm đạt 91%, cao hơn.
Savills Việt Nam cũng dự báo, từ năm 2015 trở đi, gia nhập vào thị trường mặt bằng bán lẻ, sẽ có khoảng 1,3 triệu m2 bán lẻ từ 62 dự án. Tuy nhiên chỉ có khoảng 25% tổng số dự án tương lai đang xây dựng hoặc trong giai đoạn hoàn thiện. Trong 2 năm tới, Tp.HCM dự kiến sẽ có 362.000m2 mặt bằng bán lẻ gia nhập thị trường; 65% thị phần trong đó sẽ thuộc về quận 7.
Việt Nam cũng sẽ mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết WTO trong năm 2015. Savills cũng nhận định, nếu các nhà đầu tư ngoại có thể thiết lập doanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài thì đây sẽ là cơ hội lớn.